Bài viết

Houseideas.vn

Gỗ công nghiệp là gì? Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay trong thiết kế nội thất

Thứ Fri,
22/10/2021
0

 

Hiện nay gỗ công nghiệp là một loại vật liệu phổ biến trong mọi công trình từ thiết kế nhà ở, trường học, văn phòng,... Nó được ứng dụng khá nhiều trong thực tế với nhiều ưu điểm nổi trội. Chắc hẳn, với những người lần đầu tiếp xúc với loại gỗ này sẽ cảm thấy băn khoăn không biết nên lựa chọn loại nào để phù hợp với không gian căn hộ của mình. Chính vì vậy, trong bài viết dưới đây Nội thất House Ideas sẽ cùng bạn tìm hiểu về loại gỗ này và ứng dụng của nó trong thiết kế, thi công nội thất chung cư. Hãy cùng theo dõi nhé!

1.Gỗ công nghiệp là gì?

Để có thể ứng dụng loại vật liệu này vào thực tế, trước hết bạn cần nắm được khái niệm “gỗ công nghiệp là gì”. Thuật ngữ “gỗ công nghiệp” là danh từ được dùng để phân biệt nó với các loại “gỗ tự nhiên” – là loại gỗ lấy từ thân cây gỗ. Hầu hết nó được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến

Các loại gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay

Các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp hiện nay trên thị trường thường có 2 thành phần cơ bản, đó là: cốt gỗ công nghiệp và lớp bề mặt. Để hiểu rõ hơn về các thành phần này, mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết ngay sau đây.

2.Các loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay trong thiết kế nội thất

2.1.Cốt gỗ công nghiệp ván dăm MFC

Gỗ MFC là loại cốt gỗ được sản xuất và tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng như bạch đàn, keo, cao su... có độ bền cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Sau đó được đưa vào máy nghiền xử lý thành dăm vụn và trộn với keo chuyên dụng để ép ra thành các tấm ván gỗ thành phẩm với các độ dày khác nhau như 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly.

Cốt gỗ ván dăm được xử lý thành nhiều loại khác nhau như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen… Kích thước tấm ván hầu hết được sản xuất theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm.

Cốt ván dăm có đặc điểm có thể nhìn thấy bằng mắt thường đó là không mịn, dễ dàng phân biệt các dăm gỗ. Nó được ứng dụng trong sản xuất đồ nội thất như bàn làm việc, tủ,...

2.2.Cốt gỗ công nghiệp MDF

Đây là cốt gỗ được sử dụng phổ biến nhất trong các thiết kế nội thất bởi tính ứng dụng cao. Gỗ MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Nó được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành bột sau đó trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Kích thước tấm ván: 1220mm x 2440mm.

Đúng như tên gọi, ván mịn khi nhìn bằng mắt thường sẽ thấy được sự nhẵn mịn, bằng phẳng của bề mặt cốt gỗ. Với công nghệ phức tạp và tính ứng dụng cao, nên MDF có giá trị cao hơn so với ván dăm.

3.Các loại bề mặt gỗ công nghiệp được ưa chuộng hiện nay

3.1.Bề mặt melamine

Là bề mặt nhựa tổng hợp, Melamine có độ dày rất mỏng ước chừng 0.4 - 1 zem (1 zem xấp xỉ 0,1mm), được phủ lên cốt gỗ, thông thường là cốt gỗ ván dăm MFC hoặc ván mịn (MDF). Sau khi hoàn thiện các tấm gỗ Melamine có độ dày thông thường là 18mm và 25mm. 

Bề mặt này có ưu điểm nổi bật đó là có nhiều màu sắc, đa dạng mẫu mã và có thể ứng dụng trong nhiều loại công trình với một số ưu điểm như:

  • Lớp phủ melamine rất thân thiện với môi trường

  • Màu sắc, mẫu mã vô cùng phong phú và đa dạng

  • Melamine có giá cả phải chăng, hợp xu hướng cũng như màu sắc lâu bền

  • Đặc biệt khả năng chống thấm nước, chống ẩm, chống va đập mạnh, khó trầy xước

  • Chống mối mọi, dễ dàng lau chùi là một trong những ưu điểm lớn

3.2.Bề mặt Laminate

Bề mặt Laminate là bề mặt nhựa tổng hợp tương tự như Melamine, nhưng có độ dày hơn Melamine rất nhiều và trung bình nó sẽ dày từ  0.5-1mm tùy từng loại, bạn có thể phân biệt Melamine và Laminate qua độ dày. Cũng giống như Melamine, bề mặt này được dán trên các cốt gỗ như MDF, MFC để tạo nên những tấm gỗ thành phẩm ứng dụng trong thiết kế, thi công nội thất.

Laminate là vật liệu bề mặt nhân tạo nên có tính năng ổn định, màu sắc phong phú, đồng đều, đặc biệt có khả năng chịu lực cao, chịu trầy xước, chịu lửa, chịu nước, chống mối mọt và hóa chất.

3.3.Bề mặt veneer

Veneer là gỗ tự nhiên sau khi khai thác, được cắt (bóc ly tâm) thành những lát có độ dày từ 0.3mm - 0.6mm, độ rộng tùy theo từng loại gỗ trung bình khoản 180mm, dài khoảng 240mm, được gọi là veneer được phơi và sấy khô.

Ưu điểm của loại bề mặt gỗ Veneer là dễ thi công, chi phí thấp hơn nhiều so với gỗ tự nhiên nhưng vẫn mang lại vẻ đẹp và vân gỗ giống thật. Chính vì vậy, những sản phẩm được làm chủ yếu từ gỗ Veneer còn có mẫu mã và màu sắc rất đa dạng nhờ có lớp gỗ Veneer trang trí bên ngoài. 

Trên đây là một số loại gỗ công nghiệp phố biến hiện nay mà nội thất House Ideas muốn giới thiệu tới bạn. Nếu bạn cũng đang có dự định sử dụng loại vật liệu này cho thiết kế công trình của mình hãy liên hệ ngay với chúng tôi để chuyên viên tư vấn và báo giá tới bạn. 

ĐĂNG KÝ THIẾT KẾ
popup

Số lượng:

Tổng tiền: